Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn cuối khiến bệnh nhân suy yếu về cả sức khỏe và tinh thần, đối mặt với nguy cơ cao phải nhập viện điều trị. Nâng cao hiệu quả điều trị được coi là “kim chỉ nam” đối với bệnh nhân Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
1. Dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn cuối
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là tình trạng tắc nghẽn đường khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn, đường thở hẹp dần theo thời gian, càng về giai đoạn cuối tình trạng thở càng khó khăn và dấu hiệu cụ thể để nhận biết bệnh nhân COPD giai đoạn cuối như sau:
- Ho: tình trạng ho luôn có ở bệnh nhân bị COPD, ho dai dẳng, kéo dài, theo từng đợt và ho có đờm.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn cuối có thể nguy hiểm tới tính mạng
- Khạc đờm: càng về giai đoạn nặng lượng đờm càng nhiều hơn, thường đờm nhầy trong vào buổi sáng. Ho có đờm mủ có thể là dấu hiệu của đợt cấp do bội nhiễm.
- Khó thở: Tiến triển nặng dần theo thời gian. Giai đoạn cuối bệnh nhân khó thở nhiều hơn, Khó thở nặng, càng gắng sức càng khó thở, thậm chí bệnh nhân còn khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Nghe phổi thấy rì rào phế nang giảm, có thể thấy ran rít, ngát, ran ẩm, ran nổ
- Sụt cân: mặc dù thừa cân là có hại nếu bệnh bị COPD, nhưng giai đoạn cuối COPD thường bị sụt. Điều này là bởi vì ngay cả việc ăn uống cũng có thể làm bệnh nhân quá hụt hơi. Vì vậy sụt cân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
- Theo tổ chức toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD), chỉ tiêu của COPD khi bác sĩ đo chức năng thông khí phổi ở giai đoạn cuối FEV1<30%, có nghĩa là lúc này phổi của người mắc COPD giai đoạn cuối chỉ hoạt động ở mức 30% hoặc ít hơn
- Giai đoạn cấp có thể có những biểu hiện của suy hô hấp mạn tính: tím môi, tím đầu chi, thở co kéo cơ hô hấp phụ,
- Ngoài những dấu hiệu kể trên, người bệnh còn có thể gặp thêm các biến chứng khác như suy tim phải (tâm phế mạn): tĩnh mạch cổ nổi, phù 2 chân, gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính.
- Tuổi: Tiên lượng của người bị COPD trên 70 tuổi kém hơn người dưới 70 tuổi
Bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn 4 nguy hiểm thế nào
2. Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn cuối
Đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn cuối cần được chăm sóc một cách chủ động, và sau đây là một phải liệu pháp để hỗ trợ bệnh nhân:
-Giữ môi trường thông thoáng: Cách ly bệnh nhân khỏi khói thuốc lá hoặc môi trường sống nhiều bụi bẩn, ô nhiễm. Nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và giữ môi trường sống thông thoáng.
- Tập thở: Khó thở là đặc trưng của bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, vì vậy thở đúng cách giúp cung cấp đủ oxy, hạn chế khí đọng trong phổi, tăng cường chức năng thông khí phổi, bệnh nhân thở dễ hơn. Có hai bài thở được Bộ y tế và các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo là thở chúm môi và thở cơ hoành
- Chế độ dinh dưỡng: Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD giai đoạn cuối là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều thực phẩm giàu protein, chất béo như: thịt, cá,.. các loại trái cây, rau củ là các chất chống oxy hóa và các loại đậu, ngũ cốc để bổ sung thêm vitamin cho bệnh nhân
Bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết với bệnh nhân COPD giai đoạn cuối
Đặc biệt với bệnh nhân bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD sống tại miền bắc vào mùa thu đông, nhiệt độ thấp kết hợp cùng nhiều đợt không khí lạnh là yếu tố nguy cơ cao khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Để điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần chú ý những điều sau:
- Giữ ấm cơ thể, đeo khăn bảo vệ cổ.
- Tránh đi ra ngoài vào những ngày chất lượng không khí kém.
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên, tránh các tác nhân viêm nhiễm đường mũi họng.
- Luôn mang theo thuốc hít khẩn cấp bên người
- Gặp bác sĩ thường xuyên để trao đổi về tình trạng bệnh và kiểm soát bệnh hợp lý.
Trên đây là một vài lưu ý đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn cuối. Giai đoạn này các biện pháp không có khả năng đảo ngược những tổn thương phổi đã có trước đó nhưng có thể hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vì vậy tích cực điều trị là tối quan trọng đối với bệnh nhân bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn cuối.
Viết bình luận