Cách chăm sóc bệnh nhân COPD khoa học

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây nhiều lo âu cho người bệnh và gia đình do nhiều biến chứng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Chăm sóc người bệnh sao cho khoa học và hiệu quả toàn diện, cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Phổi tắc nghẽn mạn tính - “kẻ giết người thầm lặng”

Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD được ví như kẻ giết người thầm lặng, đây là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự hạn chế lưu lượng khí thở ra không phục hồi hoàn toàn. Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi 50 - 60. Bệnh nổi bật với các triệu chứng đờm, ho, khó thở. Cơn khó thở cấp khiến chít hẹp đường dẫn khí của bệnh nhân COPD có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 3 giai đoạn nhẹ, vừa và nặng. Bệnh diễn biến thầm lặng và thường khó phát hiện. Bệnh nhân thường chỉ biết khi bệnh đã chuyển nặng, cơn khó thở cấp tính xảy ra nhiều, bệnh nhân thường phải nhập viện, được điều trị tích cực, tiêm truyền liên tục. Nếu không kịp thời xử lý cơn khó thở cấp, bệnh nhân có khả năng tử vong

Một điều rất buồn cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính là hiện tại chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại chúng ta đều có quyền tin tưởng vào tương lai sẽ có các phác đồ điều trị dứt điểm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính COPD như thế nào?

Tùy từng giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà sự chăm sóc của người nhà bệnh nhân lại ở những mức độ khác nhau. Ngoài việc kết hợp cùng đội ngũ y tế chăm sóc tích cực ở những đợt cấp, việc chăm sóc nâng cao sức khỏe, hạn chế tái phát đợt cấp, giảm triệu chứng cũng là mục tiêu chăm sóc của người nhà bệnh nhân.

Lên kế hoạch đồng hành cùng người bệnh

Đồng hành cùng bệnh nhân là biện pháp hữu hiệu tiếp sức cho người bệnh sau thời gian dài nhiều năm điều trị. Việc thấu hiểu nỗi vất vả, giữ tinh thần lạc quan đồng hành cùng người bệnh sẽ giúp bệnh nhân COPD tin tưởng và kiên trì điều trị hơn, đảm bảo hiệu quả điều trị an toàn và toàn diện.

Việc đồng hành cùng bệnh nhân trong các bài tập thở, kiên trì tập thể dục cũng là biện pháp chăm sóc sức khỏe người mắc COPD khoa học được bác sĩ khuyến cáo. Tập thở đúng cách làm tăng chất lượng nhịp thở, oxy nạp vào cơ thể đầy đủ, người bệnh kiểm soát được nhịp thở của mình.

Chăm sóc chế độ ăn của người bệnh

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần một chế độ ăn khắt khe như việc giảm thức ăn dầu mỡ, chiên rán, dừng hút thuốc lá, thuốc lào, … Ngoài ra cần tăng cường chế độ ăn nhiều chất béo tốt như cá hồi, hạt ngũ cốc. Tích cực bổ sung vitamin và chất xơ từ táo, cam, cà chua, rau xanh, ….

Không chỉ người bệnh, người nhà bệnh nhân cũng nên giữ chế độ ăn lành mạnh vừa giữ chế độ ăn tốt cho người bệnh vừa kiểm soát chế độ ăn cho cả gia đình, hạn chế cholesteron không tốt được nạp vào cơ thể.

Đặc biệt chú ý người bệnh khi đi ngủ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xuất hiện các cơn khó thở về đêm nhiều, do thời tiết thay đổi các dị ứng nguyên hoạt động mạnh hơn. Việc ngủ cùng người bệnh đảm bảo phát hiện người bệnh sớm nhất khi có cơn khó thở cấp. Nếu cơn khó thở cấp xảy đến mà bệnh nhân không kịp lấy thuốc hít, thuốc xịt, bệnh nhân có thể tử vong ngay trong đêm.

Theo dõi sát sao tác dụng phụ của thuốc điều trị

Thuốc tây y được sử dụng với liều cao kéo dài trong nhiều năm thật sự gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Cần quan tâm sát sao đến các tác dụng phụ sau đây để đảm bảo kiểm soát bệnh tình bệnh nhân tốt nhất, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra:

  • Viêm dạ dày, loét dạ dày, tá tràng.
  • Tim đập nhanh, huyết áp lên xuống thất thường.
  • Run tay.
  • Suy tuyến thượng thận.

Đánh giá, thảo luận cùng bác sĩ đưa ra phương hướng mới

Từ những theo dõi chuyển biến của người bệnh, bạn nên đưa ra nhận xét của mình cho các bác sĩ chuyên khoa để cải thiện phương hướng điều trị cho phù hợp. Việc thay các thuốc gây ra tác dụng không mong muốn trên người bệnh hoặc thêm các sản phẩm hỗ trợ người bệnh chính là cứu người bệnh trước lưỡi hái tử thần.

Hiện nay, đông tây y kết hợp đang là phương pháp cho hiệu quả khả quan nhất trên bệnh nhân viêm phế quản mạn tính. Tây y cắt cơn cấp, đông y giảm tái phát và biến chứng bệnh. Các nhà khoa học nghiên cứu cho ra đời sản phẩm chứa cao lá Hen, một thảo dược được y học cổ truyền sử dụng hàng ngàn năm để điều trị bệnh phổi. Nghiên cứu lâm sàng tại viện Y học cổ truyền Trung ương cho kết quả có đến 96,7% người dùng sản phẩm chứa cao lá Hem giảm hẳn triệu chứng đờm, ho, khó thở sau 30 ngày dùng. Kiên trì sử dụng từ 3 đến 6 tháng, giảm tái phát đợt cấp viêm phế quản mạn, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

BẢO KHÍ KHANG - Sản phẩm tiên phong chứa cao lá Hen, giảm nhanh đờm, ho, khó thở.