Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính tại nhà

Phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Nếu có chế độ sinh hoạt và chăm sóc đúng cách, bệnh lý hô hấp mạn tính này có thể dự phòng và điều trị được.

1. Phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm như thế nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh hô hấp mạn tính phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta và có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong đó những người hút thuốc lá, thuốc lào kể cả hút chủ động hay thụ động cũng là nguy cơ hàng đầu gây COPD. Tử vong do COPD cũng có thể ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển hơn là các nước phát triển. COPD ảnh hưởng đến 64 triệu người và gây ra 3,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong năm 2015. Hiện nay, COPD là một trong 3 nguyên nhân tử vong hàng đầu trên Thế giới và 90% số ca tử vong này nằm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc COPD đứng hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đây là bệnh tiến triển nặng dần, không hồi phục do có những đợt cấp và xuất hiện các biến chứng trầm trọng gây tàn phế và đưa đến tử vong như suy hô hấp mạn tính, suy tim phải.

COPD là nguyên nhân tử vong thứ 3 thế giới

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân mắc COPD

Phát hiện bệnh nhân mắc COPD càng sớm thì việc điều trị và khả năng hồi phục sức khỏe của bệnh nhân càng dễ dàng hơn. Một vài dấu hiệu nhận biết sau:

- Bệnh hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi

- Tiền sử: hút thuốc lá, thuốc lào (bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động). Ô nhiễm môi trường trong nhà, ngoài nhà. Nghề nghiệp: khói bếp than, bếp củi, bếp rơm rạ, hơi khí độc hóa chất, bụi công nghiệp.

- Cơn ho bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thường xuất hiện vào buổi sáng. Vào đợt cấp do bội nhiễm ho đờm mủ.

- Ho khạc ra đờm khi không bị cảm lạnh, dai dẳng hoặc gián đoạn từng đợt ( ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong năm và trong 2 năm liên tiếp trở lên)

- Thỉnh thoảng thở khò khè và tần suất ngày càng tăng dần

- Thường hay bị khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, sau khó thở khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục.

3. Chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính tại nhà

Chăm sóc dùng thuốc

Sau khi ra viện, bác sĩ sẽ kê cho bạn sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc hít, thuốc xịt. Các thuốc này bản chất là các thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài, có thể kết hợp với thành phần corticoid dạng phun hít hoặc không. Bạn cần duy trì đều đặn và đúng thao tác sử dụng các thuốc này theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Chăm sóc không dùng thuốc

Việc điều trị duy trì tại nhà sau khi điều trị ổn định đợt cấp của COPD là một việc làm hết sức quan trọng.

- Dừng việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Ngừng tiếp xúc với: khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, khói bếp củi than, khí độc,..

- Bỏ thuốc lá, thuốc lào: Ngừng hút thuốc lá rất quan trọng để không làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người thân nên đồng hành để hỗ trợ và nhắc nhở người bệnh cai thuốc

- Tiêm vacxin phòng nhiễm trùng đường hô hấp, vacxin cúm và viêm phổi

- Vệ sinh mũi họng thường xuyên

- Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh

- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng về tai mũi họng, răng hàm mặt.

- Phát hiện và điều trị các bệnh mà bệnh nhân đang mắc kèm theo.

- Bổ sung các chất dinh dưỡng: Khi chăm sóc người bệnh COPD cần đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng tránh sử dụng những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng, tạo nên các cơn ho khan và thậm chí gây khó thở

chế độ ăn cho người bệnh COPD

Duy trì vận động tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng khó thở, cải thiện sức khỏe của các cơ, các chi

Tập thở: Bài tập thở mỗi ngày sẽ cải thiện rất tốt tình trạng khó thở của bệnh nhân. Bài tập thở bệnh nhân có thể tham khảo là thở cơ hoành:

thở cơ hoành là bài tập quan trọng cho bệnh nhân Hen, COPD

Đặt 1 tay lên phần ngực cao; tay còn lại ở dưới bờ sườn; động tác này giúp người bệnh cảm nhận cơ hoành di động theo nhịp thở;

Hít vào chậm qua mũi cho đến khi phình bụng đẩy bàn tay ở dưới đi lên; tay trên ngực vẫn cố gắng giữ nguyên vị trí;

Cố gắng hóp bụng lại, thở ra bằng phương pháp thở chúm môi, tay trên ngực cố giữ nguyên vị trí. Thực hiện lặp lại: Hít vào: một, hai,.. Thở ra: một, hai, ba, bốn,...

Tập vận động

Tập thể dục với người bệnh COPD

Căng cơ lưng rộng: Đứng thẳng lưng, 2 chân rộng bằng vai (tư thế ngồi); Đưa 2 tay lên trên đầu, tay này nắm lấy tay kia; Kéo thẳng lên trên nghiêng người về bên phải. Giữ thân dưới thẳng, giữ từ 15 đến 30 giây, sau đó đổi bên.

Căng cơ tam đầu: Đứng thẳng lưng, 2 chân rộng bằng vai (có thể thực hiện ở tư thế ngồi); Đưa khuỷu tay trái thẳng lên trên và gập cẳng tay; Dùng tay phải nắm khuỷu tay trái, kéo nhẹ khuỷu tay trái hướng về phía đầu, ra phía sau đầu. Giữ 12 đến 30 giây, đổi tay

Căng cơ tứ đầu đùi: Đặt 2 tay vào tường ở tư thế cân bằng; Bước chân trái ra sau. Giữ thẳng chân, ấn gót xuống sàn nhà; Đưa hông về phía trước, khụy nhẹ chân phải. Giữ căng khoảng 15 đến 30 giây, lặp lại 2 đến 4 lần mỗi chân.

Chắc chắn việc chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính là rất khó khăn. Bạn nên chăm sóc và đồng hành cùng người bệnh. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích giúp bạn chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính một cách tốt nhất.

 

 

 

 

Gửi câu hỏi hoặc Đặt hàng
*
*
Bảo Khí Khang - Ưu đãi hấp dẫn - Mua 2 tặng 4

Bảo Khí Khang - Ưu đãi hấp dẫn - Mua 2 tặng 4

Đồng hành cùng bệnh nhân Hen suyễn, Viêm phế quản mạn tính, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD không còn nỗi lo tái phát Đờm, Ho, Khó thở mùa thu đông, Bảo Khí Khang gửi tới quý khách chương trình ưu đãi đặc biệt MUA 2 TẶNG 4 cụ thể như sau:

Khi mua 02 hộp Bảo Khí Khang, quý khách sẽ nhận được

+ 03 hộp Bảo Khí Khang 10 viên trị giá 300.000 VNĐ và 01 hộp xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang trị giá 135.000 VNĐ

Tổng giá trị phần quà lên đến 435.000 VNĐ

+ Hoặc 04 hộp Bảo Khí Khang 10 viên 

Tổng giá trị phần quà lên đến 400.000 VNĐ

 

Mỗi khách hàng sẽ được tham gia chương trình 1 lần duy nhất. 

 

Tin liên quan
Cảnh báo biến chứng Suy tim do Đờm, Ho, Khó thở, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD lâu năm
Chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, dùng thuốc gì cho hiệu quả?
Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn cuối
Thông tin dành cho bạn

Chưa có nội dung

Viết bình luận


Câu hỏi thường gặp 1800 0055 ( miễn cước gọi)

Chưa có nội dung

Video hữu ích