Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?

Theo tổ chức Y tế Thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 thế giới. Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu? để tiên lượng được điều này, các bác sĩ sẽ dựa trên giai đoạn tiến triển bệnh và một số yếu tố khác ở từng bệnh nhân.

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì? 

Phổi tắc nghẽn mạn tính được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi và các hạt bụi hoặc khí độc hại. Bệnh rất nguy hiểm nhưng nếu được điều trị kịp thời và hiệu quả bệnh nhân vẫn có thể có một cuộc sống như người bình thường. 

Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Theo GOLD 2019, trên toàn thế giới, yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hàng đầu là do hút thuốc lá, thuốc lào. Bên cạnh đó vẫn có những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nên bỏ qua, cụ thể: 

- Hút thuốc lá, thuốc lào ( bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh.

- Ô nhiễm môi trường trong nhà, ngoài nhà, nghề nghiệp như: Khói bếp than, bếp củi, bếp rơm rạ, hơi khí độc hóa chất, bụi công nghiệp,..

- Nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn nhiều lần

- Tăng tính phản ứng đường thở

- Bệnh nhân lớn tuổi có sức đề kháng kém 

- Yếu tố di truyền 

 

Nhận diện sớm các dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD để điều trị hiệu quả 

COPD cần nhiều năm để tiến triển và có biểu hiện rõ ràng.Hầu hết bệnh nhân đã hút thuốc lá trên 20 năm.

Triệu chứng thường tiến triển nhanh chóng ở những bệnh nhân tiếp tục hút thuốc lá và ở những người bị phơi nhiễm thuốc lá lâu hơn. 

 - Ho, khạc đờm kéo dài: là triệu chứng thường gặp và không do các bệnh phổi khác như lao phổi, giãn phế quản... Ho dai dẳng hoặc gián đoạn từng đợt ho khan hoặc ho có đờm, thường ho khạc đờm về buổi sáng. Ho đờm mủ là một trong các dấu hiệu của đợt cấp do bội nhiễm.

- Khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, sau khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục. Bệnh nhân phải gắng sức để thở, thở nặng, cảm giác thiếu không khí hoặc thở hổn hển, thở khò khè. Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp.

Các triệu chứng ho khạc đờm, khó thở dai dẳng và tiến triển nặng dần theo thời gian, thường là ho khạc đờm xuất hiện trước sau đó mới xuất hiện thêm khó thở, khi khó thở mà bệnh nhân cảm nhận được lúc đó bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?

Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân và mức độ nguy hiểm tăng dần theo các giai đoạn. Theo Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chia thành 4 giai đoạn từ nhẹ và tiến triển từ từ đến rất nặng.  Theo khảo sát và nghiên cứu của các chuyên gia về bệnh phổi, thời gian sống của bệnh phổi tắc nghẽn tùy theo từng giai đoạn:

Giai đoạn 1: Các dấu hiệu của bệnh nhân ở giai đoạn này chưa rõ ràng, bệnh nhân có thể bị ho mạn tính, có khi xuất hiện đờm nhưng không biết chức năng phổi suy giảm. Nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc, tiếp xúc các chất ô nhiễm,... bệnh nhân nên đi thăm khám sớm và được can thiệp kịp thời ở giai đoạn này thì hiệu quả điều trị sẽ rất lớn, bệnh nhân có thể sống như người bình thường.

Giai đoạn 2: Thời gian này bắt đầu có những dấu hiệu ảnh hưởng đến cuộc sống. Người bệnh thường ho có đờm nhiều hơn nhất là vào buổi sáng, khó thở, thở khò khè và xuất hiện các đợt cấp. Thường ở giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu đi khám. Tuy tuổi thọ ở giai đoạn này thấp hơn giai đoạn 1 nhưng sẽ tốt hơn nếu bệnh nhân được can thiệp kịp thời và đặc biệt tránh xa thuốc lá, khói bụi nếu như có hút thuốc lá hoặc làm trong môi trường độc hại.

Giai đoạn 3: Đến giai đoạn này, có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn, đường thở hẹp dần, luồng khí ra vào ngày càng hạn chế. bệnh nhân xuất hiện nhiều cơn khó hơn ngay cả khi hơi gắng sức, mệt mỏi kéo dài. Sức khỏe bệnh nhân thụt giảm nhanh và bệnh nhân cần có sự theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị của bác sĩ. Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn này sống được bao lâu? Nếu được điều trị đúng cách và kết hợp với lối sống phù hợp thời gian sống của bệnh nhân sẽ cao hơn người vẫn hút thuốc lá khoảng 5-8 năm theo nghiên cứu.

Giai đoạn 4: Khi bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối của bệnh, bệnh nhân khó thở nhiều, khả năng thở ra của bệnh nhân hạn chế rất nhiều từ đó ứ khí trong phổi, giảm khả năng cung cấp oxy cho cơ thể. Tổn thương đã lan ra khắp phổi cùng với đó là các biến chứng của bệnh và các bệnh mắc kèm theo làm nặng thêm tình trạng bệnh chính và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khoảng 50% bệnh nhân COPD nặng chết trong vòng 10 năm chẩn đoán.

Tóm lại

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở mỗi người là khác nhau, có trường hợp sẽ tiến triển từ từ, có người diễn biến nhanh và nguy hiểm. Phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu là còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và đáp ứng của bệnh nhân. Vì vậy mỗi bệnh nhân hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của mình, khi có các dấu hiệu hãy đi thăm khám sớm để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

 

Gửi câu hỏi hoặc Đặt hàng
*
*
Bảo Khí Khang - Ưu đãi hấp dẫn - Mua 2 tặng 4

Bảo Khí Khang - Ưu đãi hấp dẫn - Mua 2 tặng 4

Đồng hành cùng bệnh nhân Hen suyễn, Viêm phế quản mạn tính, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD không còn nỗi lo tái phát Đờm, Ho, Khó thở mùa thu đông, Bảo Khí Khang gửi tới quý khách chương trình ưu đãi đặc biệt MUA 2 TẶNG 4 cụ thể như sau:

Khi mua 02 hộp Bảo Khí Khang, quý khách sẽ nhận được

+ 03 hộp Bảo Khí Khang 10 viên trị giá 300.000 VNĐ và 01 hộp xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang trị giá 135.000 VNĐ

Tổng giá trị phần quà lên đến 435.000 VNĐ

+ Hoặc 04 hộp Bảo Khí Khang 10 viên 

Tổng giá trị phần quà lên đến 400.000 VNĐ

 

Mỗi khách hàng sẽ được tham gia chương trình 1 lần duy nhất. 

 

Tin liên quan
4 giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
bảo Khí Khang mua ở đâu
Ly kì: Ông giáo Sài Gòn 75 tuổi đánh bại Đàm, Ho, Khó thở, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Thông tin dành cho bạn

Chưa có nội dung

Viết bình luận


Câu hỏi thường gặp 1800 0055 ( miễn cước gọi)

Chưa có nội dung

Video hữu ích