Trời nồm, độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho các bệnh về đường hô hấp như ho, đờm, khó thở, viêm phế quản, hen suyễn, phổi tắc nghẹn mạn tính…có nguy cơ “bùng phát” các đợt cấp. Tuy nhiên, nhiều người bệnh còn chủ quan chưa có phương pháp phòng tránh kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Thời tiết nồm ẩm – nguy cơ bùng phát bệnh
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, thời tiết nồm ẩm kéo dài mùa Đông Xuân là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Thời điểm này cũng là điều kiện thuận lợi dễ phát tán mầm bệnh trong không khí, lan truyền bệnh từ người này sang người khác.
Nhóm bệnh hàng đầu hay gặp khi thời tiết nồm ẩm là các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như: Dị ứng đường hô hấp, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm khí quản, phế quản cấp… với các biểu hiện như sốt, chảy mũi, ho, khò khè. Đặc biệt, với những người mắc các bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản, phổi tắc nghẹn mạn tính (CODP) có nguy cơ phải đối mặt với đợt cấp trong thời tiết này do tác động của không khí ẩm, lại thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà.
Phương pháp phòng tránh bệnh
Để phòng tránh các căn bệnh đường hô hấp, mọi người cần giữ ấm cho cơ thể, đeo khẩu trang khi đi đường và đến chỗ đông người. Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng, phòng bệnh, duy trì việc luyện tập thể để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu độ ẩm không khí tăng cao, hãy đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Làm khô không gian sống bằng máy hút ẩm, không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn khô thấm hút nước tốt lau khô sàn nhà, không phơi quần áo ướt trong nhà. Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc.
Trời nồm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản. Làm sạch và thông thoáng không gian trong nhà, không hút thuốc lá. Trong phòng không nên sử dụng thảm trải sàn.
Lời khuyên của chuyên gia
PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ (Thầy thuốc nhân dân, Nguyên Giám đốc bệnh viện Phổi Trung Ương) cho biết thêm, Ho, đờm (đàm), khó thở thực sự trở thành nỗi ám ảnh của những người mắc phải các chứng bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nhất là trong những ngày này, thời tiết trong giai đoạn nồm ẩm.
Bác sĩ khuyến cáo, những người có bệnh hô hấp mạn tính cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, duy trì đơn thuốc và các biện pháp kiểm soát bệnh tốt để yếu tố môi trường kích thích bệnh phát tác. Nếu bệnh nhân dùng thuốc tây không kiểm soát được bệnh, thường xuyên tái phát thì có thể sử dụng phương pháp Đông Tây y kết hợp để kiểm soát bệnh tốt, ngừa cơn đợt cấp.
Trong Đông y có cây Lá Hen được coi là “thần dược” điều trị các bệnh về hô hấp.Trong thành phần của cây Lá Hen có thành phần tác dụng giảm đờm (đàm) rất tốt, hỗ trợ giảm ho. Hiện nay, cao Lá Hen được nghiên cứu bào chế dưới dạng viên nang tiện dụng trong sản Bảo Khí Khang.
Theo PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ, Lá Hen đã được dùng rất phổ biến ở nước ta từ lâu đời để trị các bệnh ho gà, hen suyễn, viêm phế quản. Và hiện nay đã có rất nhiều các nghiên cứu khoa học chứng minh công dụng của Lá Hen, nó có tác dụng chống viêm mạnh tương tự một corticoid đó là dexamethasone, sẽ giúp giảm phù nề, tiết dịch đường thở và giúp giãn phế quản.
Từ đó, khi đưa Lá Hen cùng với các loại thảo dược khác vào sản phẩm Bảo Khí Khang giúp giảm nhanh các triệu chứng đờm, ho, khó thở, hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp mạn tính như: Hen suyễn, Viêm phế quản mạn và Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nhờ có cơ chế kháng viêm mạnh của Cao Lá Hen và Cao AntidiCOPD.
Bảo Khí Khang cũng đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền TW cho kết quả 96,7% cải thiện rõ rệt triệu chứng đờm, ho, khó thở sau 30 ngày sử dụng. Hơn nữa, Bảo Khí Khang lại là chế phẩm đã được Bộ Y tế chứng nhận an toàn, nên bệnh nhân hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Ngọc Nga
Nguồn: Báo Đất Việt
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Viết bình luận